Thứ Tư, 14 tháng 10, 2009

CHƯƠNG HAI : SÁCH PHẢN ỨNG ( PHẢN ỨNG CHI SÁCH )

1/. Ngày xưa, người ta săn muông thú trước là giăng bẫy ,bủa lưới, sau đó người ta ném đá hay đánh vào đá hoặc 1 vật gì đó , làm cho muông thú hoảng sợ , phản ứng , chạy ra khỏi hang ổ , nơi ẩn nấp và sa vào lưới.

Do đó , có thành ngữ đầu thạch vấn lộ , ném đá hỏi đường. Là đánh động sau đó quan sát phản ứng, thăm dò động tĩnh của đối phương và từ đó ra tay hành động.

2/. Thuật phản ứng dựa trên cơ sở động và tĩnh của Âm Dương ; trên quy luật đồng thanh thì hô ứng ; cùng 1 đạo , cùng 1 đường lối thì đồng quy với nhau, cùng quy về 1 mối ( đồng thanh tương ứng , đồng khí tương cầu ).

3/.Thuật phản ứng được áp dụng trên nhiều lĩnh vực :

a_Dùng để ôn chuyện cũ hiểu chuyện mới, ôn cố tri tân :

Phản là biết quá khứ, Ứng là biết hiện tại.

Những gì hợp với hiện tại thì giữ gìn và ứng dụng ; cái gì không còn thích hợp với hiện tại thì loại trừ.

Phải tìm hiểu quá khứ mới hiểu được hiện tại , hiểu được hiện tại mới biết được tương lai.

b_Dùng để hiểu mình , hiểu người :

Muốn hiểu rõ người khác thì trước hết phải tự hiểu chính mình. Hiểu người là trí , hiểu mình là sáng suốt. Có sáng suốt mới sinh ra trí, và có trí mới sinh ra sự sáng suốt.

c_Về phương diện ngoại giao, du thuyết và hành động :

Muốn đối phương nói thì ta phải im lặng , muốn đối phương duỗi thì ta phải co , muốn đối phương cao thì ta phải thấp , muốn đối phương thu lại thì ta phải phóng ra.

d_Trong đối thoại :

Khi đối phương phát ngôn ta nên lắng nghe và lưu ý , xét kỹ về thái độ , sự tình , đạo lý , sách lược . Thái độ là vui , buồn, giận , ghét....

Lý luận là chỗ nào hợp lý,chỗ nào không hợp lý .Sự tình chỗ nào là thật ,chỗ nào là giả

Đạo lý , sách lược thì đâu là sự tương đồng, đâu là sự không tương đồng.

e_ Về hùng biện và tranh luận :

Dựa vào quy luật đồng thanh hô ứng, tạo sự hô ứng giửa ta với người đối thoại . Thu hút đối phương vào cuộc tranh luận , đối thoại như nam châm thu hút sắt ,như móc mồi cho cá cắn câu , giăng lưới để săn bắt muông thú. Mục đích dẫn dụ đối phương nói lên sự thật , bộc lộ ý chí , xu hướng và cuối cùng đối phương phải theo sách lược đường lối do ta đề xướng.

4/. khi sử dụng thuật phản ứng :

Phải cực kỳ thuần thục , chính xác như Hậu Nghệ bắn tên ; tự nhiên , linh động như cá bơi lội trong nước thì mới thành công.

Như đã nói : Dương gọi là quân đạo hoặc là thiên đạo ,tượng hình tròn .Âm gọi là thần đạo hoặc quân đạo hoặc địa đạo , tượng hình vuông.

Sau khi dùng thiên đạo để phát hiện , dẫn dụ đối phương thì dùng địa đạo để phụng sự cho thiên đạo.

5/. Thuật phản ứng gồm có các mưu kế :

_ Dĩ giả cầu chân ( lấy giả làm thật )

_Đầu thạch vấn lộ ( ném đá hỏi đường )

_ Dĩ tĩnh chế động ( lấy tịnh chế động )

_ Giả si bất điên ( giả ngu nhưng không điên )

Không có nhận xét nào: